Người dân chính thức có thể khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân

Hiện nay, 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên cả nước đã có thể triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip. Theo quy định mới chính thức có hiệu lực từ ngày 3/12/2023, người dân có thể chỉ cần xuất trình căn cước công dân khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân: Nhiều tiện ích

Ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75).

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân.

Hướng dẫn người dân sử dụng căn cước công dân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. (Ảnh: Trung Tâm).

Trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số trong công an nhân dân lần thứ hai năm 2023 diễn ra ngày 10/10 vừa qua, Bộ Công an cho biết, đến nay, cơ quan này đã cấp hơn 83,76 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip; thu nhận hơn 61,3 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt hơn 39,3 triệu tài khoản.

Chín tháng đầu năm 2023, cả nước có 91,465 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 92,4% dân số.

Trong thực tế hiện nay, người dân đã có thể xuất trình căn cước công dân để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Điều này mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện hơn khi khám, chữa bệnh.

Cụ thể như: Giúp người dân không phải mang nhiều giấy tờ; giảm quá trình chờ đợi trong khâu tiếp đón do căn cước công dân có tích hợp gắn chip, mã QR cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác.

Như vậy, theo quy định mới của Nghị định số 75 chính thức có hiệu lực từ ngày 3/12/2023 tới, người dân có thể chỉ xuất trình căn cước công dân khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Tích cực triển khai kết nối, đồng bộ dữ liệu

Để triển khai được tiện ích này, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, ngành liên quan đã tích cực triển khai kết nối, đồng bộ dữ liệu. Cơ quan này đã kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai kỹ thuật bảo đảm từng bước sử dụng thẻ căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNeID) thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Tính đến ngày 16/10/2023, hệ thống đã xác thực được hơn 92,2 triệu thông tin nhân khẩu trong Cơ sở dữ liệu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, trong đó có khoảng 83 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 94,2% tổng số người tham gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ hơn 131,7 triệu lượt bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đặc biệt, tính đến ngày 16/10/2023, toàn quốc đã có 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip nhằm đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng số định danh cá nhân/căn cước công dân. Qua đó, có gần 49,7 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng số định danh cá nhân/căn cước công dân thành công phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Ngay từ cuối tháng 2/2022, Bộ Y tế có công văn hướng dẫn triển khai thí điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip.

Đồng thời, nhằm bảo đảm tiến độ triển khai sử dụng căn cước công dân, ứng dụng VNeID thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám, chữa bệnh theo Đề án 06, từ ngày 11/2/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp Bộ Công an thực hiện xác thực thông tin công dân (tham gia bảo hiểm y tế) trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua số chứng minh nhân dân để đối chiếu, đồng bộ số căn cước công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sang Cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng Bộ Công an thực hiện chia sẻ, rà soát thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu về dân cư; cung cấp, chia sẻ các bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nguồn: Báo Nhân dân

Theo Trinh Lan

TS Lê Thanh Hà – Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023: Nỗ lực, Đam mê, và Sự Đóng Góp Nổi Bật trong Nghiên Cứu và Giáo Dục

Tiến sĩ Lê Thanh Hà, người quê ở xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là một trong những Phó giáo sư trẻ nhất đất nước năm 2023. Sinh năm 1990, ông Hà đã trở thành một trong hai người trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư theo danh sách từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cùng với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

Độc đáo và Sang trọng: Căn hộ Marriott Tại Quận 1 TP.HCM – Xu Hướng Mới Với Giá Thuê 200 Triệu Đồng/Tháng

Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến sự xuất hiện của căn hộ hàng hiệu của Marriott, với giá cho thuê dự kiến lên đến 200 triệu đồng/tháng. Thông tin này đặt nó vào phân khúc giá cao và tiếp tục làm nổi bật sự đa dạng hóa trong lĩnh vực căn hộ cao cấp.

Phát triển Khu Công nghiệp tại TPHCM: 30 năm thành công và những thách thức cần vượt

Sau 30 năm kể từ khi Khu Công nghiệp (KCN) đầu tiên được thành lập tại TPHCM, thị trường này đã đạt được những thành tựu đáng kể, với 295 KCN đã hoạt động trên tổng diện tích đất khoảng 63.000ha. Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chia sẻ những số liệu quan trọng tại diễn đàn “Khu công nghiệp Việt Nam 2023”.

Nhận tư vấn từ Sài Gòn Group

Let's have a chat