Tìm kiếm
Close this search box.

Phương án giãn cách xã hội của Hà Nội sau ngày 6/9

Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Ngày 1/9, Ban Thường vụ Thành ủy họp, nghe Ban cán sự đảng UBND TP, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị.

Ban Thường vụ Thành ủy biểu quyết 100% thống nhất chủ trương đối với phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 của TP theo đề xuất của Ban cán sự đảng UBND TP.

Trong đó, thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất, theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam TP (tập trung các khu vực sản xuất nông nghiệp).

Trên cơ sở phân vùng, đánh giá các khu vực có nguy cơ rất cao – “vùng đỏ” để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc “ai đâu ở đó” để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để.

Tại các khu vực nguy cơ cao “vùng cam” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực “vùng đỏ” bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan tiếp thu, hoàn thiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy để chỉ đạo xây dựng phương án tổ chức thực hiện phân vùng bảo đảm kỹ lưỡng, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, khoa học, hiệu quả theo cơ chế vận hành, liên kết, phối hợp giữa các vùng, đảm bảo chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng hóa, lương thực, thực phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; đặc biệt là việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho nhân dân,… phục vụ phòng, chống dịch lâu dài.

Việc này đảm bảo công tác an sinh xã hội với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những vấn đề bất cập,  vướng mắc, phát sinh phù hợp tình hình thực tiễn; sớm thông báo phương án để tổ chức triển khai thực hiện.

Các sở, ban, ngành TP căn cứ chức năng nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách chủ động tổ chức khảo sát, đánh giá kỹ, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai.

Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn được phép quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao hơn và chịu trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trước Thành phố.

Đồng thời, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của nhân dân; giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu các gia đình ký cam kết không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, “ai ở đâu thì ở đó”.

Lập Tổ công tác tìm kiếm nguồn vắc xin

Công an TP được giao chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn TP…

Tổ chức quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với 23 chốt kiểm soát ra – vào TP và các cá nhân, phương tiện lưu thông trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu thì ở đó”. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Về vắc xin phòng dịch Covid-19, giao Ban cán sự đảng UBND TP thành lập Tổ công tác của TP để chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tìm kiếm nguồn vắc xin, huy động nguồn lực và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét về phương án mua vắc xin để phục vụ tiêm cho người dân kịp thời.

Ban Thường vụ Thành ủy ủy yêu cầu khẩn trương chuẩn bị đầy đủ 20.000 giường và sẵn sàng lên 30.000 giường cho các cơ sở thu dung, chăm sóc điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế; bảo đảm đủ ô xy, trang thiết bị, vật tư, thuốc điều trị và nhân lực y tế cho các cơ sở y tế tại tất cả các tầng; nâng cao năng lực điều trị người nhiễm Covid-19 ngay từ tầng 1 để giảm tải cho tầng 2, tầng 3…

Nguồn: Vietnamnet.vn

Cùng từ khóa:

Theo Hung Dinh

TS Lê Thanh Hà – Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023: Nỗ lực, Đam mê, và Sự Đóng Góp Nổi Bật trong Nghiên Cứu và Giáo Dục

Tiến sĩ Lê Thanh Hà, người quê ở xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là một trong những Phó giáo sư trẻ nhất đất nước năm 2023. Sinh năm 1990, ông Hà đã trở thành một trong hai người trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư theo danh sách từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cùng với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

Độc đáo và Sang trọng: Căn hộ Marriott Tại Quận 1 TP.HCM – Xu Hướng Mới Với Giá Thuê 200 Triệu Đồng/Tháng

Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến sự xuất hiện của căn hộ hàng hiệu của Marriott, với giá cho thuê dự kiến lên đến 200 triệu đồng/tháng. Thông tin này đặt nó vào phân khúc giá cao và tiếp tục làm nổi bật sự đa dạng hóa trong lĩnh vực căn hộ cao cấp.

Phát triển Khu Công nghiệp tại TPHCM: 30 năm thành công và những thách thức cần vượt

Sau 30 năm kể từ khi Khu Công nghiệp (KCN) đầu tiên được thành lập tại TPHCM, thị trường này đã đạt được những thành tựu đáng kể, với 295 KCN đã hoạt động trên tổng diện tích đất khoảng 63.000ha. Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chia sẻ những số liệu quan trọng tại diễn đàn “Khu công nghiệp Việt Nam 2023”.

Nhận tư vấn từ Sài Gòn Group

Let's have a chat