Tìm kiếm
Close this search box.

TP.HCM đề nghị thay đổi nhiều chỉ số ‘thích ứng an toàn với Covid-19’

hó chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký công văn khẩn gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về góp ý dự thảo hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” mà Bộ Y tế đang lấy ý kiến.

Theo đó, qua nghiên cứu dự thảo, UBND TP có một số góp ý cụ thể như sau:

Đối với chỉ số 1, TP đề nghị bổ sung: “… bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (có máy thở) và 5% giường có ô xy điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở y tế của tỉnh/thành phố” (tính theo số mắc mới dự báo tình hình dịch tại địa phương được đánh giá ở cấp 4 – mức nguy cơ rất cao)

Về chỉ số 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin, TP kiến nghị điều chỉnh thành: “Ít nhất 80% người trên 65 tuổi hoặc 50% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin”.

TP cũng đề nghị cần thống kê số liệu những người nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh có kháng thể và sinh miễn dịch trong vòng 6 tháng tính vào số lượng người được tiêm đủ vắc xin.

Về chỉ số mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân/tuần: TP cho rằng, chỉ số này rất phù hợp đối với những địa phương chưa bị dịch bùng phát, nhưng rất khó đạt đối với những nơi đã có hiện tượng xâm nhập sâu của chủng Delta vào cộng đồng.

Vì vậy, TP đề xuất cân nhắc điều chỉnh thay thế chỉ tiêu này thành một chỉ tiêu khác, như số trường hợp nặng và tử vong/100.000 dân/tuần.

Đề xuất không cách ly tập trung F1

UBND TP kiến nghị Ban chỉ đạo bổ sung thêm phần đánh giá an toàn cho các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cao (trên 95%), tỷ lệ tiêm đủ liều đạt mức độ hợp lý thay vì hiện nay chỉ có 2 mức là dưới 70% và từ 70% trở lên.

Qua đó, UBND TP.HCM kiến nghị 2 phương án:

Phương án 1, bổ sung mốc 95% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một liều vắc xin. Địa phương đạt tỷ lệ này có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp nới lỏng hoạt động kinh tế xã hội ở một cấp thấp hơn. Nếu địa phương không đạt tỷ lệ 80% người trên 50 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin thì phải nâng một cấp độ dịch.

Phương án 2 , giữ tỷ lệ tiêm chủng như dự thảo của Bộ Y tế (mốc 70%), nhưng chỉ số bắt buộc áp dụng cho ít nhất 50% người trên 50 tuổi được tiêm đủ. Nếu chỉ số này không đạt thì phải nâng lên một cấp độ dịch.

Lưu ý cả 2 phương án này phải trong trường hợp Bộ Y tế cấp đủ vắc xin nhưng địa phương không đảm bảo tiến độ tiêm.

Về thời gian chuyển tiếp giữa các cấp độ dịch, dự thảo nêu “… việc tăng giảm các cấp độ dịch không được đột ngột, thực hiện trong thời gian 72 giờ…”, UBND TP đề xuất hướng dẫn rõ nội dung này.

Cụ thể, việc tính các chỉ số để xác định cấp độ dịch là trên số liệu trung bình 7 ngày trước đó hay một khoảng thời gian nào khác? Chu kỳ để tính toán và xác định lại cấp độ dịch là bao lâu (theo chu kỳ 72 giờ/1 tuần tính lại một lần hay cách nào khác).

ề biện pháp y tế (cách ly): TP đề xuất không cách ly tập trung F1 để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, tiết kiệm nguồn lực tài chính cho địa phương và người dân, tạo điều kiện tập trung nguồn lực để chăm sóc, điều trị F0 tốt hơn; cho phép địa phương được chủ động và linh hoạt về phương án cách ly F1 tùy theo điều kiện cụ thể mỗi nơi.

Về chỉ số ca mắc mới, TP yêu cầu cần định nghĩa rõ là ca PCR được tính hàng tuần bằng số ca mắc mới phát hiện tại cộng đồng/100.000 dân (không tính trong các cơ sở cách ly tập trung); lấy tỷ lệ trung bình của 2 tuần liên tiếp để quyết định chuyển mức độ nguy cơ. Số lượng xét nghiệm tối thiểu là 1.500 xét nghiệm/100.000 dân trong 28 ngày để đánh giá đúng số ca mắc mới.

Về các biện pháp thích ứng an toàn theo cấp độ dịch, TP đề nghị bổ sung: “đối với hoạt động tập trung ngoài trời và trong nhà cần nhấn mạnh tiêm đủ liều vắc xin + tuân thủ 5K; số lượng người tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn số tham gia các hoạt động trong nhà.

Về quản lý F0 tại nhà, Bộ Y tế đề nghị chỉ tổ chức quản lý, điều trị F0 tại nhà với địa phương ở cấp độ dịch 3 và 4. Tuy nhiên, TP.HCM đề nghị áp dụng biện pháp này tại cả 4 cấp độ dịch.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Cùng từ khóa:

Theo Hung Dinh

TS Lê Thanh Hà – Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023: Nỗ lực, Đam mê, và Sự Đóng Góp Nổi Bật trong Nghiên Cứu và Giáo Dục

Tiến sĩ Lê Thanh Hà, người quê ở xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là một trong những Phó giáo sư trẻ nhất đất nước năm 2023. Sinh năm 1990, ông Hà đã trở thành một trong hai người trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư theo danh sách từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cùng với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

Độc đáo và Sang trọng: Căn hộ Marriott Tại Quận 1 TP.HCM – Xu Hướng Mới Với Giá Thuê 200 Triệu Đồng/Tháng

Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến sự xuất hiện của căn hộ hàng hiệu của Marriott, với giá cho thuê dự kiến lên đến 200 triệu đồng/tháng. Thông tin này đặt nó vào phân khúc giá cao và tiếp tục làm nổi bật sự đa dạng hóa trong lĩnh vực căn hộ cao cấp.

Phát triển Khu Công nghiệp tại TPHCM: 30 năm thành công và những thách thức cần vượt

Sau 30 năm kể từ khi Khu Công nghiệp (KCN) đầu tiên được thành lập tại TPHCM, thị trường này đã đạt được những thành tựu đáng kể, với 295 KCN đã hoạt động trên tổng diện tích đất khoảng 63.000ha. Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chia sẻ những số liệu quan trọng tại diễn đàn “Khu công nghiệp Việt Nam 2023”.

Nhận tư vấn từ Sài Gòn Group

Let's have a chat