Xu hướng kinh tế phát triển ngày càng đa dạng và phong phú, tồn tại trong đó là những mối quan hệ trong cuộc sống, những giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức muôn màu muôn vẻ như một chuỗi vận động tất yếu của xã hội, tuy nhiên trong những hoạt động chúng ta vẫn thấy diễn ra thường ngày đó thì đâu đó luôn tiềm ẩn những sự việc mà chúng ta không thể tránh khỏi được chẳng hạn như những tranh chấp khi mua bán nhà cửa, vay mượn tiền hay là phân chia tài sản trong gia đình hay những chế độ trong hợp đồng lao động khi đi làm, tất cả sự việc xoay quanh các vấn đề này Luật gọi là những vụ việc dân sự.
Vụ việc dân sự được hiểu là những tranh chấp và yêu cầu về 4 mục chính sau đây:
(1) DÂN SỰ
(2) HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
(3) KINH DOANH THƯƠNG MẠI
(4) LAO ĐỘNG
Trước giờ chúng ta có thể vẫn thường hiểu là khi có phát sinh tranh cãi, xô xát hay bất lợi gì tinh thần và vật chất thì mới gửi đơn đến cơ quan Tòa án đề nhờ can thiệp giải quyết đòi quyền lợi cho mình. Tuy nhiên thì không phải như vậy, những việc dân sự này xảy ra được Tòa án xử lý khi có và cả khi không có tranh chấp xảy ra.
- Những sự việc có tranh chấp và gửi đơn yêu cầu Toà án xử lý thì khi đó Tòa án có trách nhiệm phải thụ lý và giải quyết.
- Những sự việc không có tranh chấp giữa các bên nhưng có đơn gửi Tòa án công nhận hoặc không công nhận những sự kiện pháp lý nào đó.
Để có thể giúp bạn đọc kịp thời nắm bắt quy định pháp luật và giữ quyền lợi cho mình, hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về mục (1) những TRANH CHẤP về DÂN SỰ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, đây là những vấn đề cơ bản diễn ra trong cuộc sống mà chúng ta có lẽ đã không để ý tới.
Những sự việc có TRANH CHẤP về DÂN SỰ, Tòa án sẽ giải quyết là gì?
Tòa án sẽ giải quyết khi bạn có những tranh chấp liên quan đến Quốc Tịch Việt Nam giữa các cá nhân với nhau, đó là trường hợp khi bố hoặc mẹ có Quốc Tịch nước ngoài muốn ly hôn và yêu cầu được để Quốc Tịch con là Việt Nam mà không thống nhất được thì có thể gửi đơn ra Tòa để thực hiện quy trình ly hôn và xét xử yêu cầu về công nhận Quốc Tịch cho con.
Tòa án sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra trong giao dịch dân sự, và chúng ta thường thấy phổ biến nhất đó chính là bản hợp đồng dân sự thể hiện sự thống nhất của các bên thực hiện giao dịch và có liên quan được thể hiện trong hợp đồng như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê ô tô, hợp đồng vay mượn, hợp đồng vận tải, hợp đồng dịch vụ hay gia công sản xuất, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng về quyền sử dụng đất đai, mới đây thì chúng ta thường nghe nhắc tới nhiều về hợp đồng chuyển nhượng căn hộ…những nội dung của hợp đồng cũng chính là căn cứ để khi có những phát sinh ảnh hưởng tới quyền lợi và bên còn lại có những sai phạm thì có thể gửi đơn lên Tòa án để nhờ can thiệp xét xử.
Tòa án cũng sẽ giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trường hợp này được hiểu là khi một bên vô ý hay cố ý gây hại đến tính mạng, sức khỏe, hay gây thương tích, tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân thì người bị hại có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án tại nơi mình cư trú, công tác làm việc hoặc nơi xảy ra sự việc để được giải quyết.
Hay những sự việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo Điều 61, Luật Cạnh Tranh, mà gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại phải bồi thường. Hai bên có thể thỏa thuận để tự đưa ra mức bồi thường, nếu không thỏa thuận được thì khi đó gửi đơn lên Tòa án để được giải quyết.
Bên cạnh đó những sự việc về dân sự phổ biến thường thấy được Tòa án giải quyết đó là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuê, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức không vì lợi nhuận, còn khi có yếu tố lợi nhuận thì sẽ thuộc về những tranh chấp về kinh doanh và thương mại.
Hay những mâu thuẫn về các vấn đề thừa kế tài sản trong mối quan hệ gia đình, hôn nhân về di sản, quyền thừa kế hay cách hiểu di chúc và việc phân chia cụ thể…mà không thể thống nhất hòa giải nội bộ được thì khi nhận được đơn Tòa án sẽ thụ lý xét xử.
Ngoài ra, những sự việc về dân sự khác, Tòa án sẽ giải quyết như các tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước; Tranh chấp đất đai, quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng; Tranh chấp liên quan đến hoạt hoạt động nghiệp vụ báo chí; Liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; Tranh chấp liên quan đến Tài sản bị cưỡng chế để thi hành án; Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng kí mua tài sản bán đấu giá.
Những yêu cầu về DÂN SỰ, Tòa án sẽ giải quyết là gì?
- Tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích / hay đã chết
- Thông báo tìm kiếm người vắng mắt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó
Ví dụ: Trường hợp gia đình có người thân mất tích lâu ngày chưa trở về thì Anh/Chị có thể gửi yêu cầu lên Tòa án vụ việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt. Giả sử ngưởi vắng mặt là Chị H, hiện cư trú tại Quận A, sở hữu một căn nhà ở tại quận B. Chồng của Chị H, có yều cầu Tòa án giải quyết việc vợ Anh vắng mặt tại nơi cư trú đồng thời áp dụng quản lý tài sản của Chị ở Quận B. Tuy nhiên quý bạn đọc lưu ý, trong sự việc này thì Tòa án Quận A sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là nơi mà Chị H đang cư trú.
- Tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận bản án quyết định về dân sự, về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa Án nước ngoài hoặc không công nhận bản án của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
- Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
- Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là không có chủ sở hữu hay công nhận quyền sở hữu của người quản lý tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam
- Xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án
Trên đây là những vụ việc dân sự có tranh chấp và không có tranh chấp hay được hiểu đó chính là yêu cầu của nguyên đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên thì thực tế phát sinh cụ thể, vụ việc sẽ được phân chia xử lý thuộc thẩm quyền của Tòa án nào? Thủ tục giải quyết ra sao? Bộ hồ sơ đầy đủ như thế nào để được Tòa án thụ lý? Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ tới quý bạn đọc trong chuyên mục tiếp theo.
Nguồn: Điều 26, 27 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020)
—————————————
Văn phòng Luật sư Sài Gòn Trẻ với đội ngũ Luật Sư có bề dày kinh nghiệm xử lý chuyên nghiệp, tinh thần tận tâm và tận lực trong nghề nghiệp. Làm việc với chúng tôi bạn sẽ luôn an tâm, những câu hỏi của các bạn sẽ được tư vấn chi tiết, những vấn đề được giải quyết một cách nhanh gọn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Hơn hết, Chúng tôi xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các Cơ quan Hành chính Nhà Nước để đảm bảo thủ tục hồ sơ giấy tờ nhanh chóng. Chúng tôi luôn nỗ lực đem lại cho quý khách hàng những giải pháp pháp lý hiệu quả, những giá trị cao về tinh thần và đảm bảo lợi ích kinh tế.
Mọi vướng mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số: 0858.050677, 0859.050677!!!
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn MIỄN PHÍ.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé. Cảm ơn quý bạn đọc!