Search
Close this search box.

Tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn nhức nhối, giải pháp nào ngăn chặn?

Trả lời đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 7-11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu nhiều giải pháp cho tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đại biểu Lê Đào An Xuân (đoàn Phú Yên) cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không đúng với giới thiệu quảng cáo vẫn là vấn đề nhức nhối, nhất là qua các kênh bán hàng online. Nhiều vụ việc được người dân phát hiện do chính cộng đồng mạng phát hiện, tẩy chay nhưng không có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước.

Đại biểu Lê Đào An Xuân đặt vấn đề đến bao giờ Bộ Công Thương mới có giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng này?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội. Ảnh: Trọng Hải

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua, doanh thu mỗi năm trên môi trường thương mại điện tử đạt 16-19 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng rất cao trong khu vực và thế giới.

“Tuy vậy, thương mại điện tử cũng tồn tại những yếu tố tiêu cực như đại biểu An Xuân đã nêu”, Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ với quy mô lớn. Ví dụ như vụ việc kiểm tra tại trung tâm mua sắm Sài Gòn Square phát hiện hàng ngàn sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam; vụ việc kiểm tra tại 3 tổng kho, cửa hàng kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; vụ việc kiểm tra, xử lý 4 kho hàng chứa nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu tại Sầm Sơn, Thanh Hóa;…

Ngoài ra, những tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 523 vụ, xử lý 497 vụ và phát hiện phạt tiền lên tới 7,8 tỷ đồng, giá trị hàng hóa gần 3,6 tỷ đồng. Hành vi vi phạm là kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet, sử dụng website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện một số giải pháp để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, như: Bổ sung trách nhiệm của chủ mạng xã hội sàn giao dịch thương mại điện tử, gỡ bỏ những thông tin về hàng hóa vi phạm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu; tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý các hoạt động vi phạm thông qua bán hàng online, livestream và các đầu mối vận chuyển hàng hóa qua bưu cục, điểm trung chuyển hàng hóa; phối hợp với các mạng xã hội xây dựng kênh báo cáo để hỗ trợ xử lý các nội dung mua bán hàng hóa vi phạm pháp luật trên nền tảng xã hội…

Thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ sẽ tập trung rà soát các quy định của pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tăng cường quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng.

Cùng với đó là tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các sàn giáo dục thương mại điện tử, mạng xã hội phối hợp để rà soát, gỡ bỏ thông tin sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật. Đặc biệt là tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại điện tử.

Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân

Theo Trinh Lan

TS Lê Thanh Hà – Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2023: Nỗ lực, Đam mê, và Sự Đóng Góp Nổi Bật trong Nghiên Cứu và Giáo Dục

Tiến sĩ Lê Thanh Hà, người quê ở xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là một trong những Phó giáo sư trẻ nhất đất nước năm 2023. Sinh năm 1990, ông Hà đã trở thành một trong hai người trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư theo danh sách từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cùng với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

Độc đáo và Sang trọng: Căn hộ Marriott Tại Quận 1 TP.HCM – Xu Hướng Mới Với Giá Thuê 200 Triệu Đồng/Tháng

Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến sự xuất hiện của căn hộ hàng hiệu của Marriott, với giá cho thuê dự kiến lên đến 200 triệu đồng/tháng. Thông tin này đặt nó vào phân khúc giá cao và tiếp tục làm nổi bật sự đa dạng hóa trong lĩnh vực căn hộ cao cấp.

Phát triển Khu Công nghiệp tại TPHCM: 30 năm thành công và những thách thức cần vượt

Sau 30 năm kể từ khi Khu Công nghiệp (KCN) đầu tiên được thành lập tại TPHCM, thị trường này đã đạt được những thành tựu đáng kể, với 295 KCN đã hoạt động trên tổng diện tích đất khoảng 63.000ha. Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chia sẻ những số liệu quan trọng tại diễn đàn “Khu công nghiệp Việt Nam 2023”.

Nhận tư vấn từ Sài Gòn Group

Let's have a chat